Món ăn ngon mỗi ngày | Thực đơn Món Ngon cuối tuần hấp dẫn

5 mối nguy hiểm không ngờ đến từ rau muống

5 mối nguy hiểm không ngờ đến từ rau muống - Rau muống tuy là loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như có lợi cho tiêu hóa, chữa táo bón, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm...

Tuy nhiên, ít ai biết trong rau muống lại tiềm ẩn 5 mối nguy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể gây tử vong.


Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muống lại lại là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.


Một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.


Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường.


Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.


Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể.


Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.


Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.


Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống.

Bài "5 mối nguy hiểm không ngờ đến từ rau muống"
Theo Yan

Tại sao không nên ăn rau muống vào mùa đông

Tại sao không nên ăn rau muống vào mùa đông vì mùa đông không phải là chính vụ, rau muống bị phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe.


Nguyên tắc sống khỏe: Mùa nào thức ấy


Rau muống là món ăn thông dụng, dân dã và dễ ăn nhất của người Việt. Nếu như trước kia, rau muống chỉ xuất hiện vào chính vụ là mùa hè thì ngày nay, loại thực phẩm này có quanh năm, dù trái vụ vẫn xanh mướt, lá to, cuống thẳng, ngon mắt. Không những dễ ăn, loại rau này còn chứa hàm lượng canxi cao, tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin như protit, glucid, cellulose, B1, B2…

Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) cho biết rau muống chỉ có lợi cho sức khỏe khi không có sự tác động nào từ các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).


Để đảm bảo không ăn phải rau có chứa nhiều hóa chất độc hại, người dân nên ăn rau muống vào mùa hè.  Ảnh: Trịnh Nguyên.

Theo chuyên gia này, hiện nay rau muống là loại dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Là loại trước kia chỉ có trong mùa hè nhưng nay rau muống có mặt quanh năm, nên việc sử dụng các hóa chất độc hại để thúc đẩy phát triển là gần 100% (trừ những cơ sở trồng rau sạch, có kiểm soát). Nếu không sử dụng hóa chất trong thời điểm mùa đông, rau không thể sống, hoặc dẫn đến tình trạng lá nhiều sâu, thân khô, cuống cỗi và có vị chát.

Vì vậy, theo bà Hòa để đảm bảo sức khỏe các gia đình nên ăn rau quả theo mùa, khi vào độ thu hoạch rộ, các nhà sản xuất không cần phải dùng đến hóa chất kích thích. Nếu cố tình sử dụng rau quả trái mùa chứa lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

“Thời điểm này là mùa của các loại rau cải, vì vậy các gia đình nên thay sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn để đảm bảo sức khỏe”, bà Hòa cho biết.

Cách nhận biết rau quả hữu cơ an toàn


Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rau củ quả ở Hà Nội khá đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển. Chính vì thế, nhiều năm qua, người nông dân đã quen với việc sử dùng các hóa chất bảo vệ thực vật.

Đáp ứng nhu cầu ăn rau sạch của nhiều gia đình, một số cơ sở trồng rau hữu cơ an toàn ra đời. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tỏ ra băn khoăn về cách phân biệt loại rau này với thực phẩm có chứa hóa chất.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hòa cho biết: "Rau hữu cơ là loại rau giữ đúng đặc tính vốn có của nó. Hàm lượng hóa chất độc hại và mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở loại rau này luôn thấp hơn giới hạn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.


Theo đó, chuyên gia này tư vấn, đa số các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng hoặc màu xanh chuẩn của từng loại rau, không đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học. Đây là màu xanh do cây dư đạm, gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Lá rau hữu cơ dày, cứng, phiến ngắn và cân đối, thân cây gầy, rắn, cảm giác khô.

Ngoài ra, rau hữu cơ thường rất giòn, thơm tự nhiên; thân, lá không tích nước nên khẳng khiu. Tuy nhiên, chính vì đặc điểm này mà rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hỏng, trong khi rau có hóa chất thường “tóp” nhanh.

Ngoài ra, do thời gian và vốn đầu tư trồng rau lớn, thời gian thiết lập trang trại lâu (3-5 năm để cải tạo đất và kiến tạo hệ sinh thái lành mạnh cho cây trồng) nên sản phẩm hữu cơ luôn có giá cao hơn rất nhiều so với rau trồng thông thường. Vì vậy, nếu muốn ăn rau sạch, người tiêu dùng phải biết chấp nhận bỏ tiền đắt gấp từ 3-5 lần so với rau thông thường.

Bài "Không nên ăn rau muống vào mùa đông"Theo Yan

7 cách rã đông sai lầm chúng ta thường mắc phải

Ngày nay thực phẩm hầu hết rã đông bằng lò vi sóng, nhưng nếu làm không đúng cách, bạn sẽ ăn độc tố vào người, sau đây là 7 cách ra đông sai lầm của các bà nội trợ thường mắc phải.


Để thực phẩm tự rã đông ở nhiệt độ phòng



Khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường, sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông. Nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sau đó, sẽ gây ra tiêu chảy, ngộ độc. Cách tốt nhất là nên rã đông trong một tô nước.

Rã đông từ lò nướng



Cách rã đông bằng lò nướng hay lò vi sóng khá nhạy cảm với vi khuẩn. Nếu bạn không ăn ngay sau khi rã đông, vi khuẩn sẽ càng phát triển hơn trước, nên bạn phải chế biến luôn hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Rã đông cá trước khi nấu


 
Khi bạn rã đông cá để trong tủ lạnh, lưu ý không nên để cá quá mềm, chúng sẽ mất chất và nhạt vị, làm hỏng bữa ăn ngon miệng của cả gia đình ngay.

Rã đông các loại rau


Các loại rau đông lạnh không cần phải rã đông vì chúng sẽ bị mềm nhũn và mất chất. Cách tốt nhất là bạn cho vào nồi chế biến luôn trước bữa ăn.

Cho thực phẩm vào dầu nóng để rã đông


 

Bạn cho thực phẩm đông lạnh ra khỏi tủ và cho vào chảo dầu mỡ đang sôi để rã đông. Đây thực sự là một phương pháp nguy hiểm bởi nước lạnh và dầu nóng sẽ tạo ra phản ứng nguy hiểm và có thể gây cháy nổ.

Nấu các thực phẩm đông lạnh lâu hơn bình thường



Bạn ngại phải ngâm thực phẩm đông lạnh nên cho vào nồi nấu luôn. Bạn nghĩ rằng cũng giống như nấu thực phẩm tươi bình thường, chỉ khác là thời gian nấu lâu hơn một chút. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến thực phẩm có thể bị quá chín, mất chất và mất vị ngon của một món ăn thông thường.

Cố gắng rã đông trái cây nhanh chóng



Cũng giống như rau, nếu được rã đông quá nhanh, trái cây sẽ bị mềm nhũn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Bạn nên để trái cây trong ngăn mát, giúp thực phẩm hạ nhiệt dần dần sẽ tốt hơn.

Bài "7 cách rã đông sai lầm chúng ta thường mắc phải"
Theo Yan